Niềng răng được biết đến là phương pháp điều trị răng mọc lệch lạc, sai vị trí… bằng hệ thống các khí cụ chỉnh hình cố định và tháo lắp gắn trực tiếp lên răng và xương hàm. Dưới đây là một số kinh nghiệm sơ đẳng về vấn đề niềng răng mà bạn có thể tham khảo.
1. ĐỘ TUỔI TỐT NHẤT ĐỂ NIỀNG RĂNG CHỈNH NHA
Độ tuổi tốt nhất để niềng răng – chỉnh nha là từ 9 – 16 tuổi. Lúc này trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, việc điều chỉnh vị trí của răng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn đã qua độ tuổi này thì nên niềng răng càng sớm càng tốt để hiệu quả chỉnh nha mang lại là cao nhất và thời gian điều trị niềng răng là ngắn nhất.
2. NIỀNG RĂNG CÓ PHẢI NHỔ RĂNG KHÔNG?
Không phải trường hợp niềng răng – chỉnh nha nào cũng cần nhổ răng. Việc nhổ răng thường có mục đích tạo ra khoảng trống cho các răng di chuyển được thuận lợi, giảm sự mất cân bằng của cung răng, tránh cách yếu tố nguy cơ trước – trong và sau khi niềng răng… Thông thường việc nhổ răng khi niềng sẽ được thực hiện nhiều khi niềng răng cho người lớn.
3. NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
Thông thường trong khoản 1 – 2 tuần đầu khi đeo niềng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê răng, tuy nhiên không cần lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh hết. Bạn hoàn toàn yên tâm vì phương pháp niềng răng hạn chế tối đa việc đau nhức vì niềng răng không tác động đến cấu trúc răng. Nếu có những cơn đau bất thường bạn đừng ngần ngại mà hãy điện ngay cho bác sĩ điều trị cua mình.
4. THỜI GIAN NIỀNG RĂNG BAO LÂU?
Thời gian niềng răng thường là từ 6 – 24 tháng, tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn.
5. Niềng răng thường có những giai đoạn nào?
Thông thường, một liệu trình niềng răng được chia làm nhiều giai đoạn như sau:
• Giai đoạn đầu (khoảng 2 – 6 tháng đầu tiên): Thời gian sắp xếp các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn.
• Giai đoạn 2 (khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo): Thời gian điều chỉnh trục các răng.
• Giai đoạn 3 (khoảng 6 – 9 tháng kế tiếp): Thời gian điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.
• Giai đoạn 4 (khoảng 3 – 6 tháng cuối): Duy trì sự ổn định của các răng, giữ cho khớp cắn nằm ở vị trí chuẩn và cố định.